30 thg 12, 2017

NGUYỄN XUÂN PHÚC BẮT ĐẦU "TRỞ CỜ" CHƠI KNOCK OUT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Bảo Chiêm - Dư luận nội bộ cấp cao đang xì xầm chuyện Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu “trở cờ” đối với Nguyễn Phú Trọng. Cứ khi nào thấy Bảy Phúc nịnh thối cấp trên của mình cấp tập, đấy là lúc ông ta đang ra đòn hiểm.
 


Ai ở Văn phòng Chính phủ đều biết, hồi Nguyễn Xuân Phúc từ Quảng Nam ra Hà Nội làm Phó Ban Thanh tra Chính phủ, rồi Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc nịnh Nguyễn Tấn Dũng hết chỗ nói. Hầu hạ dạ vâng chưa đủ, Nguyễn Xuân Phúc còn đưa cả cô vợ trẻ đến phục vụ các bữa ăn ở nhà Nguyễn Tấn Dũng. Ngày đó, vợ ông Nguyễn Tấn Dũng ở trong Nam là chính, lâu lâu vài bữa mới ra Hà Nội. Nhờ đó, Ba Dũng mới tin dùng Nguyễn Xuân Phúc và cho ông ta liền mấy chức. Vậy mà, khi được ngồi vô ghế Phó Thủ tướng, vô Bộ Chính trị, Nguyễn Xuân Phúc liền “trở cờ” đồng chí X, bí mật hiệp đồng với Trương Tấn Sang (Tư Sang) và Nguyễn Phú Trọng ra đòn hiểm tiêu diệt Ba Dũng.

29 thg 12, 2017

LÀM SAO CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ CHẾ ĐẺ RA THAM NHŨNG?

BÙI TÍN
Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.


Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng.
Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động « cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết », với phương châm « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật ».
 
 

25 thg 12, 2017

SHARP POWER: QUYỀN LỰC NHỌN

The EconomistPhan Trinh dịch

Tờ The Economist trong số ra ngày 14/12/2017 vừa qua có hai bài nói về “sharp power”, tạm dịch là “quyền lực nhọn” [cũng có người dịch là Quyền lực bén/sắc – BVN], là chiêu thức mới mà Trung Quốc hiện đang đem ra để thi triển ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới mà họ đặt quan hệ, nhằm khôn khéo cắm dần “vòi bạch tuộc” vào hàng loạt nước trên địa cầu để chiếm lấy vị thế áp đảo cho họ – một quốc gia độc tài có nền kinh tế đứng thứ hai và đang cố ngoi lên quán quân sau mấy thập niên nữa. Đồng thời cũng qua đó họ ra sức đẩy lùi đi đến đánh bật ảnh hưởng đã có từ lâu của các nước trong khối công nghiệp phát triển hàng đầu, từng có nền sản xuất tiên tiến, dân chúng đạt được mức sống rất cao, lại có thể chế dân chủ tự do với Hiến pháp tôn trọng quyền con người, và một nền chính trị tam quyền phân lập, nó là ước mơ chung của nhân loại mà quốc gia độc tài này dù cố gắng đến đâu cũng không cách gì theo kịp; cũng vì thế họ phải dùng mọi thủ đoạn đánh tráo cốt xóa nhòa hết các tiêu chí hay dở, đúng sai từ lâu đã xác định và thay đổi luật chơi.
Xem tiếp ...

24 thg 12, 2017

SABECO THƯƠNG VỤ MỜ ÁM TRĂM NGÀN TỶ

nguoibuongio
Cuối cùng sau một thời gian đong đếm Sabeco cũng được bán cho tỷ phú người Thái hơn 53%, nhà nước Việt Nam thu về 110 ngàn tỷ VND.

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là một chiến tích trong đảng khi bán trót lọt mang về cho đảng CSVN một số tiền hàng tỷ usd trong lúc khó khăn.

Quả thật đây là một khó khăn và Nguyễn Xuân Phúc đã làm tốt.  Để giải quyết khó khăn trong vướng mắc việc bán Sabeco, Nguyễn Xuân Phúc đã phải vận dụng linh hoạt nhiều bước, như cải cách điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, thiết kế mô hình bán đấu giá để không ai nói được...

9 thg 12, 2017

LỢI DỤNG CHỐNG KHỦNG BỐ ĐỂ KHỦNG BỐ

Thanhhieu Hieubui
Chỉ mấy ngày sau khi tổng bí thư ĐSCVN Nguyễn Phú Trọng chỉ đạọ đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử vào quý 1 năm 2018, những tờ báo lớn ở Đức và truyền hình Đức ngay lập tức đưa những bài báo và phóng sự truyền hình về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

 Lần này báo chí và truyền hình Đức đưa ra nhiều thông tin mới về hoạt động của đội mật vụ Việt Nam khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Đặc biệt họ chỉ rõ trung tướng Đường Minh Hưng, phó tổng cục trưởng tổng cục an ninh 1, uỷ viên ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Công An. Theo những thông tin phía Đức đưa ra, trung tướng Đường Minh Hưng đã bay sang Berlin và ở khách sạn Hotel Berlin, cách khách sạn Sheraton mà Trịnh Xuân Thanh trú có 100 mét. Tại khách sạn Hotel Berlin trung tướng Đường Minh Hưng chuyên ngành chống khủng bố của Việt Nam đã dùng chuyên môn của mình để thực hiện một hành động mà nước Đức gọi là khủng bố khi chỉ đạo bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

5 thg 12, 2017

LỊCH SỬ SẼ PHÁN XÉT BẢN ÁN MÀ CHÚNG ĐANG QUÀNG VÀO CỔ DÂN TA, DÌM CHẾT TUỔI TRẺ CHÚNG TA (MÊNH MÔNG THẾ SỰ ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI SỐ 24)

Tương Lai
Thế là chúng nó y án xử “Mẹ Nấm” 12 năm tù. Cùng với sự y án của một bản án bỏ túi vô pháp, vô luân đó, chúng đã làm choViệt Nam tự phơi bày trước thế giới là một nước xấu xí, tự cô lập mình. Cần đặc biệt lưu ý là việc y án của một “bản án bỏ túi” nói trên diễn ra đúng chỉ một ngày trước cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam. Một sự sắp xếp rất xảo quyệt và thâm độc và liều lĩnh. Do ai, vì đâu, từ những toan tính gì chúng dám có sự liều lĩnh đó?! Hiện tình đất nước đang phơi bày ra đầy đủ dữ kiện khiến cũng không đến nỗi quá khó để vạch ra.
Hãy nghe bà cụ thân sinh blogger nói về nỗi đau và sự phẫn nộ của một người mẹ, người bà đang nuôi hai chúa nhỏ cho mẹ chúng đi ở tù: “Mẹ Nấm bước ra khỏi phiên tòa trong nỗi thất vọng và uất ức tràn trề, tôi cùng Trịnh Kim Tiến và bạn bè của Quỳnh đã hô to: “Phản đối phiên tòa bất công, Con tôi vô tôi, Phản đối phiên tòa bịt miệng những người đòi công lý”…

28 thg 11, 2017

VÀI ĐIỀU CẦN PHẢN BIỆN VỚI "THE VIETNAM WAR"

Bùi Tín
Sau khi xem bộ phim dài nhiều tập "The Vietnam War" của 2 nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi thấy có 2 vấn đề cần phản biện vì các tác giả không thể hiểu rõ ràng, đầy đủ về Việt Nam nên đã đưa ra những nhận xét không thích hợp với thực tế.
Trước hết bộ phim tỏ ý tiếc rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh đã có thiện chí gửi đến 6 hay 8 bức thư và điện cho Tổng thống H.S. Truman để kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam chống thực dân Pháp. Nhưng đáng tiếc là phía Hoa Kỳ không đáp ứng, sau đó còn giúp vũ khí và tài trợ cho Pháp rồi thay chân Pháp tham chiến ở Việt Nam. Bộ phim còn nói lên thiện chí của ông Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 ở Hà Nội. Điều này phản ánh suy nghĩ của nhiều người cho rằng nếu hồi đó Hoa Kỳ đáp ứng lời chìa tay hữu nghị của Hà Nội thì chiến tranh có thể không xảy ra, Việt Nam được độc lập như Ấn Độ, Miến Điện… mà không phải đổ máu.

18 thg 11, 2017

Từ những công trình bị rút ruột ở Việt Nam nhìn sang Hàn Quốc

Việt Dương
Sau gần 30 năm làm ăn với Hàn Quốc, Việt Nam đã nhận được lượng đầu tư hàng đầu của Hàn (50 tỉ USD), đã học được mô hình khu chế xuất trong việc kêu gọi đầu tư và thiết lập những tập đoàn quốc doanh đa diện thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng đáng tiếc là Việt Nam đã không học được gì trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Hàn. Để nhìn cụ thể hơn vào vấn đề này, chúng ta thử đứng ở một số công trình xây dựng hạ tầng của Việt Nam để nhìn qua Hàn Quốc.
 

3 thg 10, 2017

TRAO ĐỔI VỚI NGUYỄN TRUNG

Nguyễn Đình Cống

Vừa qua ông Nguyễn Trung đã công bố bài viết “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới”. Bài viết được nhiều người quan tâm, đánh giá cao. Đó là những kiến nghị tâm huyết và có giá trị của một trí thức, một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, còn nặng lòng với đất nước. Đối với tôi, Nguyễn Trung thuộc bậc đàn anh. Tôi yêu mến, kính trọng ông, đồng ý với ông về cơ bản và trong phần lớn đề xuất cụ thể. Tuy vậy có một vài tiểu tiết tôi chưa nhất trí được, xin nêu ra để ông và những ai quan tâm trao đổi thêm.
 
 

11 thg 9, 2017

THẾ SỰ DU DU

Tương Lai
Chuyện đời, thì còn dài lắm. Biết thế nào mà nói hay nói dở một cách quyết đoán chỉ bằng vào cảm tính và mong muốn chủ quan. Thế giới đang biến đổi quá nhanh vượt khỏi mọi tính toán của những cái đầu thông minh nhất, khiến cho một phương thức vừa tạo nên thành công hôm nay thì cũng bằng chính nó có thể sẽ dẫn đến thất bại khi đem vận dụng cho một toan tính sắp tới.
Mà thật ra, chịu khó ngẫm lại thì do thấm nhuần triết lý phương Đông, các cụ ta xưa cũng từng đưa ra những lời răn liên quan xa gần đến điều này còn thâm thúy hơn nhiều:
Thế gian phú quí hoa gian lộ
Thế thượng công khanh hải thượng âu
Tạm dịch: Giàu sang ở đời chớp nhoáng như giọt sương trong hoa / Quyền lực ở đời mong manh như bọt nước đầu ghềnh.

MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN CỦA GIÁO SƯ TƯƠNG LAI

Nguyễn Đăng Quang
Đúng ngày kỷ niệm lần thứ 72 Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2017), giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, người có 58 năm tuổi Đảng, đã công bố quyết định chính trị rất quan trọng của ông, đó là “Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách đảng viên Đảng Lao động Việt Nam”. Quyết định này của GS Tương Lai đã và đang tạo nên nhiều ý kiến khác nhau cũng như sự đánh giá và bàn luận sôi nổi bên trong và bên ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Chiều 2/9/2017, tôi tranh thủ đến thăm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, người đầu tháng Mười tới sẽ bước sang tuổi thứ 102 (cụ sinh ngày 1/10/1916). Cụ vẫn khỏe và minh mẫn, song không còn nhanh nhẹn như cách đây 3 năm nữa.

TÂM TÌNH VỚI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP PHẠM CHÍ DŨNG VỀ VIỆC G.S TƯƠNG LAI RA KHỎI ĐẢNG

Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Bình: Thưa nhà báo, nhà văn, T.S kinh tế Phạm Chí Dũng, cho phép xin được “tra tấn” thêm một chuyên viên trả lời phỏng vấn rất tinh tế và thành thật như anh. Chắc anh đã nghe, đã thấy và cũng không lạ gì với tình trạng hỗn mang tranh sáng tranh tối của giới đấu tranh cho dân chủ tự do, và nhân quyền lúc này. Do đó hy vọng cuộc trò chuyện này được mở ra trong tinh thần xây dựng, có lý có tình hơn là sẵn sàng bôi bác, thành kiến và đào sâu thêm những hố thẳm chia rẽ, ngăn cách.
Thường thì khi đảng viên sắp hoặc đã về hưu trí, có chữ “nguyên” đi kèm đánh dấu mọi sự ngừng sinh hoạt, cũng có thể cả đảng phái của họ, thì những đảng viên ấy mới dám phản tỉnh bằng cách nộp đơn ra khỏi Đảng, vậy điều gì đã khiến họ phải “ngâm tôm” nỗi bứt rứt trăn trở của mình suốt năm tháng dài để cuối cùng mới dám đưa ra quyết định hẳn là rất nhiêu khê khó khăn ấy? Phải chăng đa phần chỉ vì sợ sẽ bị khai trừ sớm muộn trước sau gì, hoặc hứa hẹn gặp phải phiền toái nào đó nên đảng viên mới chọn cảnh “dứt áo ra đi” mà thôi, và khi ra đi thì liệu họ có còn điều gì để phải cảm thấy lấn cấn, ngoài những hệ lụy gia đình chăng?

4 thg 9, 2017

Chấn động giảng đường ngày 2/9: Giáo sư Tương Lai tuyên bố ly khai đảng Cộng sản.


GS Tương Lai tại buổi lễ tưởng niệm những người con của đất nước đã ngã xuống bảo vệ Tổ Quốc. Nguồn: tư liệu

Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.


Chọn hôm nay, ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố trước thế giới và với quốc dân đồng bào lý tưởng và mục tiêu chiến đấu nhằm xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thể hiện trong Hiến Pháp 1946 để đưa ra tuyên bố này là nhằm khẳng định lý tưởng và mục tiêu nhất quán của tôi, không hề là một quyết định nhất thời bởi những nhân tố ngẫu nhiên.

3 thg 9, 2017

SỰ THẬT VỀ “VỤ ÁN PHƯƠNG VICARRENT”

(Để hiểu thêm ngọn nguồn vụ án Trịnh Vĩnh Bình mời các bạn tham khảo thêm bài viết của Trần Quốc Hoàn đã được đăng trên trang http://phattan.blogspot.com, ngày 13/11/2005)


Điều quan trọng nhất trong một xã hội cộng sản mục nát, tăm tối và hỗn độn mà người ta cần biết đến, đấy chính là: Sự thật. Một sự thật hiển nhiên, chính xác sẽ có giá trị và cần thiết hơn hàng triệu lần những sự giả dối, trí trá và phỉnh lừa của cả guồng máy cộng sản đang cưỡng bức, nhồi nhét vào đầu óc nhân dân Việt Nam. Vì vậy, điều tôi muốn gửi đến các quí độc giả và thính giả là những sự thật bị che dấu đằng sau những vụ án lớn, những bê bối kinh tế cũng như chính trị của nhà nước cộng sản Việt Nam. Những sự thật này cũng không phải là sở hữu của riêng ai, và tất nhiên cũng không phải chỉ một vài người được biết, còn có thể nói rằng một số rất đông những người có liên quan đến các cơ quan an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật của cộng sản đều nắm rõ những sự việc này. Thế nhưng, vì nhiều lí do khác nhau mà những sự thật đó chưa bị phanh phui, chưa được tiết lộ. Với riêng cá nhân người viết thì lí do quan trọng nhất đó chính bởi vì để đảm bảo an ninh cá nhân trong một xã hội chồng chéo những tai mắt của hệ thống an ninh cộng sản, người viết chưa có phương pháp nào, phương tiện nào để phổ biến rộng rãi nhất những sự thật này cho toàn thể nhân dân Việt Nam được biết đến, để vạch rõ bộ mặt thật sự của chế độ cộng sản. Đấy cũng chính là lí do mà lâu nay người viết vẫn đắn đo, ưu tư và không đưa rất nhiều những sự thật đó ra ánh sáng.

8 thg 8, 2017

THẬT ĐÁNG XẤU HỔ (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10)

Tương Lai
Xấu hổ vì cái gì? Tại sao mà xấu hổ?
Xấu hổ vì “một sự bội ước lòng tin vô cùng lớn”. Đó là lời của Schaefer, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức trong thông cáo về “việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có”.
Đúng là trắng trợn và chưa từng có trong hành động “vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế”. Chứ với những người đã quen phải sống trong môi trường xã hội Việt Nam thì chuyện “bắt cóc” bởi một lực lượng có vũ khí, hành động theo một tính toán có bài bản được chỉ đạo chặt chẽ thì đúng là trắng trợn song không hề, càng không phải là “chưa từng có”. Cũng không phải là tàn tích tệ hại “đói ăn vụng, túng làm càn”, “xin không được thì cướp” của một thời phong kiến, thực dân thối nát khi dân ta phải gánh chịu hai tròng áp bức đã lùi xa non thế kỷ!

29 thg 7, 2017

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

Lê Minh Nghĩa
Ông Lê Minh Nghĩa (1926-2005) người thôn Đại Mão - xã Hoài Thượng - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh, từng bị bắt vào năm 1967 trong vụ án xét lại - chống Đảng, khi đang là Đại tá, Chánh văn phòng Bộ quốc phòng. Bài viết dưới đây được ông trình bày với tư cách cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ tại "Hội thảo mùa hè về phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp biển Đông" diễn ra ở New York - Mỹ trong 2 ngày 15 và 16-7-1998.
Bauxite Việt Nam

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỉ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau Chiến tranh thế giới thứ haì, Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên hợp quốc về vấn đề này.

27 thg 7, 2017

VÌ LỊCH SỬ VÀ CÔNG LÝ, CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ.
Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Bí thư thứ nhất Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960
Đoàn đại biểu Đảng Lao Động Việt Nam (ĐCSVN) do Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh cùng với Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn và các ủy viên Bộ Chính trị Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh tham dự đã ký vào bản Tuyên bố chung Hội nghị trên. Đường lối mới này đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kịch liệt lên án, gọi là “Chủ nghĩa xét lại hiện đại”.
Sự thay đổi trong nhận định về quan hệ quốc tế đã phân hoá nội bộ một số đảng cộng sản. Trong ĐCSVN cũng xuất hiện hai luồng quan điểm khác nhau. Một bên ủng hộ “cùng tồn tại trong hoà bình”, phản đối đường lối giáo điều tả khuynh của ĐCSTQ, chủ trương hòa bình thống nhất đất nước, phát triển kinh tế đa thành phần.
Bên kia, theo đường lối của ĐCSTQ, chủ trương chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại”, duy trì xã hội chuyên chính phi dân chủ, đẩy mạnh cải cách xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế kinh tế thị trường, kiên định chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực.

26 thg 7, 2017

BỎ ĐẢNG VÌ E TỘI "CÕNG RẮN"!

Hà Sĩ Phu

Đánh giá Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam cận-hiện đại là một vấn đề bức bách nhưng đến nay vẫn còn nan giải do có nhiều mảng tối chưa được rọi sáng bằng các tài liệu gốc hoặc khả tín. Mời bạn đọc tham khảo ý kiến của học giả Hà Sĩ Phu, người nung nấu từ nhiều năm nay về vấn đề này nhằm tìm một lời đáp khả dĩ quy tụ được đại bộ phận dân tộc Việt đi nhanh tới tự do, dân chủ và dứt khoát đứng vững trên quan điểm độc lập, tự chủ để xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần.

Bauxite Việt Nam


Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm

tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một "thần tượng" cứu nước mà vô tình hóa ra… "cõng rắn cắn gà nhà", hoặc ít ra cũng là "rước rắn vào nhà", thì không có lí do gì một người Việt Nam yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).

QUÂN ĐỘI VÀ SỰ TRUNG THÀNH

Lê Tuấn Huy
Trong 7 điểm tại Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, nhóm 72 nhân sĩ có "yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam".
Nhiều bài báo xem việc không giữ quan điểm như dự thảo sửa đổi Hiến pháp[1]là muốn phi chính trị và trung lập hóa quân đội, là phản động, và sẽ khiến suy yếu sức chiến đấu của quân đội[2].
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói rằng không đề cập việc phi chính trị hóa quân đội, mà vấn đề là ở chỗ quân đội phải trung thành với Tổ quốc (và Nhân dân) chứ không phải là hiến định quân đội trung thành với Đảng. Ông Bùi Đức Lại cũng cho rằng ai đấy nói "không ghi các lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng là phi chính trị hoá", là đang chụp mũ cả Hồ Chí Minh.

16 thg 7, 2017

TƯ HỮU HÓA Ở NGA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT GIAI CẤP ĐẦU SỎ TƯ BẢN

Cédric Durand
(Bản dịch của ĐẶNG Đình Cung, Kỹ sư tư vấn)
Lời nói đầu của người dịch
Đầu năm, một bà thứ trưởng Bộ Công thương bị khiển trách vì đã bổ nhiệm một cán bộ trái với quy định. Trong khi điều tra được tiến hành thì lòi ra chuyện tài sản của gia đình bà khoảng 700 tỷ đồng, một phần ba giá trị của một công ty mà khi xưa bà đã có trách nhiệm trong việc thực hiện cổ phần hoá. Cơ quan kiểm tra chưa đưa ra kết luận, nhưng theo báo chí trong nước kể lại thì chuyện này tương tự như những gì đã xảy ra cách đây một phần tư thế kỷ khi chính phủ Nga hậu Xô viết tư hữu hoá ồ ạt: trong một môi trường tham nhũng thối nát, Nhà nước Nga nợ nần đã phải bán tháo các xí nghiệp của mình cho tư bản mại bản để trả lương cho công chức và cho người nghỉ hưu.
Để học kinh nghiệm của một quốc gia trước kia chúng ta đã lấy làm kiểu mẫu, chúng tôi đã dịch và xin giới thiệu quý bạn đọc bài
Les privatisations en Russie et la naissance d’un capitalisme oligarchique
(Tư hữu hoá ở Nga và sự ra đời của một giai cấp đầu sỏ tư bản)
của tiến sĩ Cédric Durand đăng trên trạm của tổ chức nghiên cứu (think tank) Gabriel Peri thuộc Đảng Cộng sản Pháp.
Xem tiếp ...

TỔNG CỤC II VÀ VỤ ÁN TRỊNH VĨNH BÌNH

Theo Đàn Chim Việt
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình lại tiếp tục được khởi động trở lại tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris hứa hẹn nhiều kịch tính, Dân Luận xin được giới thiệu tới bạn đọc một bài viết cách đây đã 12 năm được phổ biến trên trang Đàn Chim Việt để mọi người có thêm một góc nhìn về vai trò của Tổng cục II trong vụ án Kinh Tế này, từ vụ kiện 100,000,000 USD năm xưa giờ đã lên tới 1 tỉ USD, theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể nó sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tạo bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt.

Gần đây [2005], việc ông Trịnh Vĩnh Bình thưa kiện Chính phủ Việt Nam ra một Tòa án Quốc tế đã làm xôn xao dư luận ở Hải ngoại. Vụ kiện này là một vụ án chưa từng có trong lịch sử Việt Nam và có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là số tiền bồi thường quá lớn đối với một đất nước nghèo khó như Việt Nam:

Lưu Hiểu Ba và hành trình đi tìm dân chủ tại Trung Quốc

LS Nguyễn Văn Thân
Ông Lưu Hiểu Ba - người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Trung Quốc qua đời - vào ngày 13/7 vừa qua. Hồi cuối tháng trước, truyền thông quốc tế loan tin là ông đã được đưa ra khỏi tù vào bệnh viện vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ ông, bà Lưu Hà cho biết bệnh ông đã nặng đến mức không chữa trị được. Và đúng với bản chất độc ác của chế độ cộng sản, ông vẫn bị quản thúc trong bệnh viện. Ngoài vợ ông ra, thân nhân hoặc bạn bè không dễ dàng vào thăm viếng vì họ sẽ ''được công an hỏi thăm sức khoẻ'' nếu có ý định đó.
Lưu Hiểu Ba sinh năm 1955 trong một gia đình trí thức. Ông đậu bằng Cử nhân Văn Khoa và Thạc sĩ từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giảng viên tại đây và lấy bằng tiến sĩ vào năm 1988. Ông cũng được mời thỉnh giảng tại một vài trường đại học nước ngoài như Đại học Columbia, Oslo và Hawaii.

7 thg 7, 2017

KHẠC CHẲNG RA CHO, NUỐT CHẲNG VÀO (MÊNH MÔNG THẾ SỰ ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI, SỐ 5)

Tương Lai
Nuốt cái gì? Cái “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nuốt chẳng vào cái này vì nó ôi thiu quá rồi. Cái mô hình giáo điều học mót của Liên Xô khiến cho đất nước tụt hậu đau đớn hơn bốn thập kỷ, gây nên cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa kéo dài đang đứng bên bờ vực, cần khạc ra lắm rồi! Song, khạc chẳng ra cho vì nó bám rễ vào tận lục phủ ngũ tạng gần hai phần ba thế kỷ. Nhưng đó chưa phải là cái vướng mắc chính. Mà là, nếu khạc nó ra rồi thì lấy gì làm bình phong che đậy mọi toan tính nhằm giữ bằng được cái ghế quyền lực?

5 thg 7, 2017

VỀ MỘT QUYỂN SÁCH LẠ

Nguyễn Đình Cống
Đó là quyển: ”THE GRAND FAILURE- The Birth and Death of Communism in the Twentieth Century“, tác giả là Zbigniew Brzezinski, viết xong vào tháng 8 năm 1988, xuất bản ở New York đầu năm 1989. Bản dich ra tiếng Việt là: THẤT BẠI LỚN - Sự ra đời và cái chết của chủ nghĩa cộng sản (CNCS) trong thế kỷ XX. Sách do Viện Thông tin Khoa học xã hội phát hành. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phạm Khiêm Ích. Những người dịch gồm: Phan Ngọc, Bùi Đình Thanh, Chu Khắc, Chu Đình Long, Ngô Thế Phúc. Đầu tiên sách chỉ mới được gửi đến một vài cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm nghiên cứu. Năm 1992 in 500 cuốn, không phát hành, ghi là Tài liệu phục vụ nghiên cứu, mật, không phổ biến. Mỗi cuốn được đánh số từ 001 đến 500, gửi cho ai quyển nào phải theo đúng danh sách. Trong bài “Hưởng ứng giải Búa Liềm Vàng” tôi có viết rằng ông Phan Diễn đã đặt 210 cuốn để phát cho các ủy viên BCH TƯ khóa VII. Tôi không thuộc loại được nhận sách theo tiêu chuẩn, gần đây, do vô tình kiếm được 1 cuốn rồi tìm hiểu qua một số người mà biết chuyện. Đối với nhiều người đây là cuốn sách lạ, tôi xin viết vài lời về nó.

Với mạng xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, bất chấp bị đàn áp thẳng tay

Julia Wallace – The New York Times, 2/7/2017

La Hồng dịch


HÀ NỘI, Việt Nam – Một blogger nổi tiếng và là nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam đã bị kết án 10 năm tù tuần trước vì tội đe dọa an ninh quốc gia, trong đó có tội tuyên truyền chống nhà nước trên mạng xã hội.


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến với biệt danh trên mạng Mẹ Nấm, đã bị giam giữ không liên lạc được từ lúc bà bị bắt vào tháng Mười, và việc tham dự phiên tòa xét xử bà đã bị kiểm soát chặt chẽ.

21 thg 2, 2017

MYANMAR: SỰ CHUYỂN MÌNH ĐÁNG KINH NGẠC

PHẠM TRƯỜNG GIANG

(PL)- Chỉ cách nhau mấy năm giữa hai khoảng thời gian tôi đến Myanmar, khi chuyển từ chế độ quân sự độc tài sang dân chủ, đất nước này đã chuyển mình một cách thần kỳ.




Tôi đặt chân đến Myanmar lần đầu tiên đầu năm 2012, khi đó bà Aung San Suu Kyi còn đang bị quản thúc và chính quyền quân sự của tướng Than Swe vẫn đang nắm giữ chính quyền. Myanmar lúc đó vẫn được xem là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới nên việc đặt chân vào đây bao gồm cả tò mò, háo hức pha lẫn chút sợ sệt.

VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO – NHƯ TÔI

Pham Doan Trang
Tôi không phải người Công giáo. Tôi cũng không phải Phật tử. Tóm lại, tôi không có đức tin tôn giáo nào, và tôi biết điều đó chẳng hay ho gì – con người luôn cần có một cõi nào đó trong tinh thần để hướng họ về cái thiện và ngăn họ làm điều xấu. Không có đức tin thật ra cũng là một sự bất hạnh, nhất là ở hoàn cảnh Việt Nam thời loạn như bây giờ.
Nhưng cũng là vì hoàn cảnh Việt Nam, mà việc thực hành một tôn giáo nào đó trở thành… phức tạp. Chùa nào lớn cũng có chi bộ, có an ninh “hướng dẫn” sinh hoạt. Nhà thờ nào lớn cũng vậy thôi: An ninh chìm nổi lảng vảng tối ngày, camera, thiết bị nghe trộm giăng khắp nơi.

12 thg 2, 2017

Từ “Chính phủ phục vụ” trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh đến “Chính phủ kiến tạo” ở nước ta hiện nay

Đỗ Văn Thắng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: TTXVN

TCCSĐT - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta di sản vô giá về lĩnh vực chính trị, về nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, phương thức quản lý xã hội, quản trị quốc gia phù hợp với đặc thù, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng đến vấn đề nguồn gốc, bản chất của quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ; thái độ, trách nhiệm của người cán bộ cách mạng.


Hiện tượng Thích Chân Quang

nguoibuongio

Sư thầy Thích Chân Quang nổi lên trong dư luận như một hiện tượng đặc biệt. Sư thầy tự do đi mọi nơi giảng những điều mà khó nhà sư nào dám giảng, thầy giảng về kinh tế CNXH, về quan hệ quốc tế, về lịch sử...

Thầy gọi Trung Quốc là anh, Việt Nam là em...em phải lễ phép với anh. Chỉ có Lý Thường Kiệt là hỗn dám đem quân đánh Trung Quốc. Thầy giảng đúng lúc người dân Việt Nam đang sục sôi muốn phản đối mạnh mẽ hành động xâm lược của Trung Quốc.