22 thg 6, 2020

DÂN CHỦ-MỘT TRĂM LẺ MỘT CHUYỆN

Gia Ninh Trần


(Thế sự phiếm đàm. Thư giãn cuối tuần. Bài dài đấy, nhưng đừng ngại, càng đọc càng tức. Người viết đã phòng bị, có rổ hứng, mọi phe cứ tha hồ ném đá, nhưng ném cho văn minh nhé)

Dân chủ là một thuật ngữ tốt đẹp cho nhiều người thích tranh luận và cũng chưa bao giờ thống nhất trên cả thế giới này . Chỉ nên biết tằng phân loại theo quyển lực điều hành xã hội thì thể chế dân chủ thuộc nhóm Dân quyền (rule of the people – Democracy:Quyền lực là của dân, tức là Dân chủ), Thống kê 181 nước toàn thế giới có 25 quốc gia Dân chủ đầy đủ (democracy), 53 nước Dân chủ khiếm khuyết (Flawed democracy). Trong danh sách 78 nước này không có tên Việt Nam. Dù thế giới chúng ta có cả một đống mô hình dân chủ ,thì mô hình thành công và không thành công cũng khác nhau, và cũng có nhiều cách để trở thành một quốc gia dân chủ . Chúng ta tạm thừa rằng Dân chủ là tên gọi một thể chế xã hội tốt đẹp ít nhất là hơn thể chế xã hội mà Viêt nam ta đang theo hiện nay. Bài này sẽ không tranh luận về dân chủ mà chỉ bàn về cách để trở thành dân chủ.

21 thg 6, 2020

CHỦ NGHĨA THÂN HỮU ĂN SÂU BÁM RỄ VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHỆCH HƯỚNG

CHỦ NGHĨA THÂN HỮU ĂN SÂU BÁM RỄ
VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHỆCH HƯỚNG


Nguyễn Quang Dy




Hiện nay có nhiều vấn đề phải bàn trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Nhưng có hai vấn đề chính cần tháo gỡ để phát triển bền vững là chủ nghĩa thân hữu ăn sâu bám rễ và đầu tư nước ngoài chệch hướng. Nếu không tháo gỡ vấn đề thân hữu thì chống tham nhũng bất khả thi. Nếu đầu tư nước ngoài không đúng hướng thì khó phát triển bền vững.


Chủ nghĩa tư bản thân hữu


Theo ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương), chủ nghĩa tư bản thân hữu thực chất là sự bành trướng và biến tướng của nhóm lợi ích. Ở Việt Nam, nhóm lợi ích đang chuyển biến dần sang chủ nghĩa tư bản thân hữu. Đây là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và sự tồn vong của chế độ.

13 thg 6, 2020

QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI THÌ THAM NHŨNG CŨNG TUYỆT ĐỐI


(Mênh mông thế sự để gió cuốn đi - Số 93)

Tương Lai

Sự đúc kết tuyệt vời này của một nhà sử học và triết gia người Anh được nhắc đi nhắc lại quá nhiều trong hai thập kỷ vừa qua – trong công luận và trên báo chí truyền thông lề phải lề trái – có cái nguyên cớ thời sự khá cập nhật của cái chủ đề này. Nhưng đó không phải là lý do trực tiếp để chọn mệnh đề triết lý trên làm đầu đề cho bài Mênh mông thế sự số 93 này vì tôi sợ sự nhàm chán.
Ấy vậy mà từ nỗi sợ nhàm chán ấy lại gợi trong tôi một hồi ức: hình như chính cái chủ đề thời thượng này tôi đã viết cách nay gần 15 năm trên báo “Người đại biểu Nhân dân” do Hồ Anh Tài làm Tổng Biên tập đã 
Xem tiếp ...