19 thg 12, 2018

THOÁT TRUNG TRONG MỘT CUỘC CHIẾN TOÀN DIỆN VÀ TỔNG HỢP!

Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Mục tiêu chiến lược bức thiết là Thoát Trung, nhưng muốn Thoát Trung buộc phải Thoát Cộng. Hai việc chống Nội xâm và chống Ngoại xâm ấy phải làm song song và tăng cường hiệu lực cho nhau. Đồng thời phải giải ảo các thần tượng CS còn được dùng như những tấm khiên bảo vệ ngai vàng cho các vua tập thể và che đậy cho âm mưu Hán hóa thôn tính Việt Nam. Vô hiệu hóa thần tượng không phải mục đích, cũng không phải xúc phạm điều thiêng liêng gì mà chỉ là vô hiệu hóa một công cụ mà những kẻ Nội xâm và Ngoại xâm cùng sử dụng để ngăn chặn làn sóng Thoát Trung và Thoát Cộng đó thôi.



*


Tôi thật vui mừng được thấy GS LÊ XUÂN KHOA đã hoàn toàn đồng cảm khi khơi dậy một cách ngắn gọn và khúc chiết cái chủ đề quan trọng bậc nhất mà tôi đã đề cập ròng rã hơn 10 năm nay: Muốn thoát Trung buộc phải thoát Cộng, nhưng hai việc ấy phải làm đồng thời!


Trước khi nói thêm một số điều liên quan xin nhắc tên một số bài đã lưu trong Thư viện Hà Sĩ Phu về chủ đề này:












*


1/ Thoát Cộng là Thoát giặc Nội xâm. 


Dân bị mất quyền làm chủ đất nước vào tay người cầm quyền trong nước thì đó là nạn Nội xâm (xin tham khảo bài Xin đừng gọi Tham nhũng là Nội xâm). Có người bảo: Dân ta vẫn có đầy đủ mọi thứ quyền công dân đấy chứ? Toàn là quyền trên giấy thôi. Nói gì nhiều, chỉ nghe TBT đảng nói "Quốc hội là nơi cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng” và lời Chủ tịch của Quốc hội, nơi tập trung quyền lực cao nhất của nhân dân, nói về việc thành lập ba đặc khu (3 nhượng địa của Tàu) rằng “Bộ Chính trị đã quyết thì Quốc hội phải bàn cách thực hiện, không bàn cãi gì nữa” là đủ rõ “quyền làm chủ” của dân vĩ đại đến đâu rồi.
Xem tiếp ...


4 thg 3, 2018

VẠN NIÊN LÀ VẠN NIÊN NÀO

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Ba mươi năm, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông hùng mạnh xâm lược, giữ vững biên cương phía Bắc, dẹp yên sự quấy rối của Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phía Nam, triều Trần là triều viết lên trang chói lọi nhất trong lịch sử Việt Nam dựng nước. Triều Trần cũng là triều thịnh trị, kinh tế sung túc, văn hóa rực rỡ, xã hội thanh bình, dân ấm no, yên vui lâu bền nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Triều Trần cũng là triều gần dân nhất, trọng dân nhất. Thời chiến, vua Trần mời trí lự của dân đến điện Diên Hồng trong Hoàng thành Thăng Long, hỏi dân, nghe dân đối sách với giặc. Thời bình, buổi tối vua Trần thường ngồi thuyền ra khỏi Hoàng Thành. Ngày đó Thăng Long còn lênh láng nước. Thuyền vua dạt vào quán nước, ghé vào chiếu hát ca trù. Sống gần dân, khi chết các vua Trần cũng về nằm chung nghĩa trang làng với dân

1 thg 2, 2018

NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRUYỀN KỲ

nguoibuongio
Rất lâu lắm rồi, từ thời mồ ma chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay mới có một vị lãnh đạo được ca ngợi một cách đầy vẻ xa xưa như Nguyễn Phú Trọng. Ông ta được ca ngợi là một minh quân, một bậc nhân kiệt , một con người giản dị, trong sáng và mạnh mẽ vì dân vì nước.

Là người chuyên ngành về lý luận và xây dưng đảng, tất Nguyễn Phú Trọng biết cách xây dựng hình tượng cho riêng mình , một bản sắc thời đại pha lẫn tính dân gian để trở thành lãnh tụ thời đại.

Chúng ta đã bỏ qua cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh quá nhiều chi tiết, chỉ trông cậy vào những gì đảng CSVN đưa ra, hay lời kể của Trần Dân Tiên...có những khoảng thời gian trống trong lịch sử Hồ Chí Minh khiến đời sau thế lực thù địch tận dụng khai thác, đến nỗi bây giờ nhiều người hoà nghi không biết Hồ Chí Minh có phải là anh Nguyễn Sinh Coong ở Làng Sen, Kim Liên , Nam Đàn, Nghệ An hay là một thằng cha vơ chú váo họ Lý bên Tàu giả dạng



 

7 thg 1, 2018

DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Phạm Hưng Quốc

Để có được cách nhìn tổng thể nhất, tác giả xin nhắc lại một luận điểm của người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản: Karl Marx viết trong cuốn Tư bản như sau: “Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách tạo giá trị lợi nhuận thặng dư, chúng không trừ thủ đoạn gì để đạt được giá trị thặng dư cao nhất. Khi giá trị thặng dư lên tới 70, 80, 100% thì chúng sẽ có những tâm lý điên loạn đến mức chúng có thể tự treo cổ!” Rất tiếc rằng những người tự nhận là đệ tử trung thành của chủ nghĩa Marx còn lại trong đội ngũ lãnh đạo của một số quốc gia xã hội chủ nghĩa ít ỏi còn sót lại đã tạo ra một thế hệ lãnh đạo mới, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại, đó là tầng lớp tư bản đỏ. Tầng lớp những người lãnh đạo này mặc dù luôn khoác áo cộng sản hay xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất họ lại có ham muốn làm giàu cho bản thân một cách cuồng nhiệt nhất. Họ bất chấp những chuẩn mực về đạo đức, sẵn sàng thực hiện những thủ đoạn từ trắng trợn đến tinh vi để kiếm tiền. Phương tiện kiếm tiền của họ là “quyền lực”, sự ranh ma tinh quái và cả sự tàn bạo… Lợi nhuận họ thu về luôn tỉ lệ thuận với những “phẩm chất” này. Hiện tượng tham nhũng trở nên phổ biến và dần trở thành xu thế, có tính chất nguyên lý tất yếu của việc hình thành bộ máy cai trị do họ lập ra mặc dù họ luôn khẳng định “quyết tâm xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

Xem tiếp ...

TRUNG QUỐC VS. MỸ_Quản lý cuộc xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh

Graham Allison




Graham AllisonChina vs. America
Foreign Affairs, Sept-Oct 2017


Người dịch: Huỳnh Hoa


  


Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài.