19 thg 1, 2017

Bản lên tiếng ủng hộ Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu

(Cập nhật chữ ký ngày 18-01-2017, chúng tôi xin phép khóa sổ)
Trước khi rời chức vụ, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã làm một việc có ý nghĩa, mang ảnh hưởng lâu dài và rộng khắp. Đó là hôm thứ Sáu 23-12-2016, ông đã biến Dự luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky (*) do Quốc hội Mỹ thông qua năm 2012 (nhắm quan chức chính phủ Nga) thành Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act). Đạo luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay pháp nhân nào khắp thế giới vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng theo cách như sau:

Vài suy ngẫm về lá cờ nhân vụ ca sĩ Mai Khôi

T.K.Tran
...trong chiều dài lịch sử, lá cờ và cả quốc hiệu chỉ có tính cách giai đoạn, chỉ quốc gia mới trường tồn…
Câu chuyện ca sĩ Mai Khôi từ chối trình diễn trước lá cờ vàng VNCH và cờ Mỹ ở Annandale, Virginia, cách đây không lâu đã gây ra một làn sóng tranh cãi thảo luận sôi nổi trên mạng và trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Câu chuyện cờ vàng cờ đỏ không mới nhưng vụ Mai Khôi lại là cơ hội để suy ngẫm trở lại về một vấn đề mà tới nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng: chúng ta nên ứng xử ra sao với đồng bào trong nước và ngoài nước không hiểu rõ giá trị tượng trưng của cờ vàng song chắc chắn vẫn là những người yêu đất nước nồng nàn? Chữ “đồng bào” được dùng cố ý ở đây với cả nghĩa hẹp là con chung của cùng một cha mẹ đẻ ra lẫn nghĩa rộng là công dân một nước.

Nguyên nhân gây ra cuộc chiến 20 năm (1955-1975) ở Nam Việt Nam

Thiện Tùng (Đào Văn Tùng)
Còn hơn tháng nữa mới đến kỷ niệm 44 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (27/02/1973-27/02/2017) mở đầu việc chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, bè bạn gần xa hỏi xin bài viết của tôi dưới đây, vốn đã được đăng trên trang Viet-Studies [hiện không còn truy cập được]. Tôi không có điều kiện đáp ứng nên mong muốn trang Bauxite Việt Nam tái đăng bài, trước phục vụ bạn đọc nói chung, sau đáp ứng yêu cầu những người bạn của tôi.
Thiện Tùng
(Trong bài chữ nghiêng là trích)
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) có thói quen những ngày kỷ niệm lớn thường chọn vào những năm chẵn. Kỷ niệm 40 năm (1975-2015) kết thức chiến tranh năm nay, Đảng CSVN tổ chức lớn tại Sài Gòn, nơi kết thúc cuộc chiến. Nhân dịp nầy, đài BBC mời viết về 30/04 theo cảm nghĩ riêng. Gãi trúng “chỗ ngứa”, thiên hạ thi nhau viết bài, BBC tranh thủ đăng tải, Tùng tôi cố đọc để nâng cao kiến thức.

Thử đoán xem ông Trọng và ông Tập nói gì với nhau

Bùi Quang Vơm
17-1-2017

Đương nhiên, với hai nhà lãnh đạo của hai cái chế độ mà hàm lượng sự thật có thể đọc được qua bề nổi của chính sách và các phát ngôn công khai là thấp nhất trong các nguyên thủ quốc gia, thì chuyện đoán xem họ có thể nói thầm, nói vụng với nhau những gì là chuyện hoàn toàn bất khả thi.
Nhưng nếu với một mức độ khó đoán nhất của Tổng thống Mỹ vừa đắc cư,̉ mà vẫn có không ít nhà phân tích uy tín tốn không ít bút mực và thời gian để mò mẫm, phán đoán, thì biết rằng, dẫu những phỏng đoán đó ít và khó xác định nhất, nó có thể vẫn có tác dụng, và đem lại ít nhiều ích lợi.

17 thg 1, 2017

TẬP HỢP LẠI!

Bs Nguyễn Đan Quế
Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ
Thế giới thay đổi lớn.  
Tập đoàn độc tài phản động Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (BCTĐCSVN) đi ngược trào lưu tiến hóa của nhân loại, gây ra không biết bao nhiêu tai ách cho dân tộc ta: Mất đất, mất đảo, biển nhiễm độc! Cả Kinh tế lẫn Giáo dục – Văn hóa đều phá sản! Xã hội suy đồi! Kẻ cầm quyền tham nhũng, bóc lột, áp chế, khinh dân, coi dân như cỏ rác!

11 thg 1, 2017

Tìm hiểu thêm về thế giới đã sang trang

Nguyễn Trung
I. Nhìn lại thế giới hôm qua
Trước chiến tranh thế giới II là những cường quốc lớn tranh giành nhau các thuộc địa trong sự suy tàn của một số đế quốc lâu đời như Anh, Hà Lan, Pháp… Nổi lên là 3 cường quốc mới Đức, Ý và Nhật muốn phân chia lại quyền lực trên thế giới và đã gây ra chiến tranh thế giới II.
Sau chiến tranh thế giới II, thắng lợi to lớn của Liên Xô chống chủ phát xít Đức, Nhật đã dẫn tới sự ra đời của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới hình thành một trật tự mới. Quan điểm chính thức của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu (thể hiện trong các văn kiện chính trị chính thức của các nước xã hội chủ nghĩa) gọi đấy là trật tự quốc tế của một thế giới 2 phe 4 mâu thuẫn:

Việt Nam 2017

nguoibuongio

Chế độ cộng sản Việt Nam bước vào một năm mới với đầy những mối lo toan nặng trĩu. Mặc dù ban tuyên giáo của chế độ cố gắng chỉ đạo báo chí tô vẽ những thành tựu mù mờ của năm 2016 để lấy sự lạc quan bước vào năm 2017. Nhưng mối lo lắng đè nặng lên một chế độ oặt ẹo là điều khó có thể che đậy được.

8 thg 1, 2017

Những người chống chế độ từ bên trong

Peter Hoffmann
Trần Ngọc Cư dịch
Khi Nazi đi bắt những người cộng sản,
tôi im lặng,
tôi có là cộng sản đâu.
Khi chúng giam những người dân chủ xã hội,
tôi im lặng,
tôi có theo dân chủ xã hội đâu.
Khi chúng lùng những thành viên công đoàn,
tôi im lặng,
tôi có ở công đoàn nào đâu.
Khi chúng đến bắt tôi,
thì chẳng còn ai,
để có thể đứng ra phản đối.
Đó là những lời còn mãi của nhà thần học Tin lành Martin Niemöller (1892-1984) và lãnh đạo Giáo hội Thống hối, người cũng được nhắc đến trong bài điểm sách dưới đây. Từng bầu cho Đảng Quốc xã, ủng hộ chính thể của Quốc trưởng và có khuynh hướng bài Do Thái, song chỉ 4 năm sau khi Hitler lên cầm quyền ông đã chuyển thành một người chống đối, bị giam cầm trong các trại tập trung, có thời gian như một tù nhân riêng của Hitler, cho đến khi được lính Mỹ giải phóng. Trong số những người Đức âm thầm chịu đựng chế độ Quốc xã, thậm chí tìm cách giành được một vị trí nhiều ảnh hưởng trong đó để chống nó từ bên trong, nổi bật lên hai nhóm: tướng lãnh và nhà thờ Tin lành, một có chỗ dựa là vũ khí quân sự, một có chỗ dựa là vũ khí tinh thần. Phần lớn họ cuối cùng đều thiệt mạng. Song cuộc đời họ cho thấy là khả năng ấy có thật chứ không phải một lời biện minh mệt mỏi, rằng người ta phải đến gần cái Ác để ngăn chặn nó.
Phạm Thị Hoài
_________________
Khi Adolf Hitler xâm chiếm Ba Lan năm 1939, người Châu Âu vốn đã có một truyền thống dùng vũ trang để chống lại nhà cầm quyền, từ đó họ học hỏi nhiều kinh nghiệm. Tại những nước như Đan Mạch, Pháp, và Ba Lan, các phong trào có thực lực đã xuất hiện chống lại việc chiếm đóng của Quốc xã. Nhưng chính trong nước Đức, một cuộc chống đối tương đối nhỏ cũng phải vất vả lắm mới có thể bám trụ và hiếm khi đặt ra một đe dọa nghiêm trọng nào cho chế độ Hitler.

NGUYỄN KHẢI – VÀI KỶ NIỆM

Vũ Thư Hiên
1

Yaroslavsky Vokzal là một ga lớn ở Moskva. Nó nối liền miền Đông nước Nga mênh mông với Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam cùng hệ thống, thêm Vương quốc Lào có phớt qua tí nước sơn xã hội chủ nghĩa.
Đứng ê càng trên ke tôi mới thấy con tàu Bắc Kinh-Moskva lừng lững hiện ra, đèn pha sáng quắc, còi hú rầm rĩ, chậm một giờ.

Xem tiếp ...

Một câu hỏi nóng bỏng: ''nền chính trị độc tài ở Việt Nam còn tồn tại lâu dài?''

Bùi Tín
Đầu năm 2017, trên các mạng thông tin tự do Anh Ba Sàm, Dân làm báo, Thông Luận... đăng một lọat 3 bài nghiên cứu mang đầu đề ''Nền chính trị độc tài ở Việt Nam còn tồn tại lâu dài?''.

Đầu đề trên đặt ra một câu hỏi rất nóng bỏng, lý thú và hấp dẫn, trúng phắp vào tư duy và tâm lý của không ít người Việt Nam trong và ngòai nước còn quan tâm đến tình hình và vận mệnh của nước ta. Tác giả là cô Nguyễn Thị Từ Huy từng là giáo viên Đại học trong nước, tốt nghiệp Tiến sỹ chính trị học Đại học Paris, hiện là nghiên cứu sinh Đại học Diderot/ Paris.

Tình hình mới: Cần khẩn trương và bén nhạy!

Bùi Tín/ Blog VOA
Năm 2017 đã đến. Bàn cờ chính trị thế giới đang chuyển động. Quan hệ các nước, ở các khu vực cũng như nội tình nhiều nước thay đổi, có nơi thay đổi rất lớn.

Hoa Kỳ thay đổi nhiều và rõ nhất. Tổng thống tân cử Donald Trump thuộc đảng Công hòa sẽ nhận nhiệm vụ vào ngày 20/1 tới, với cung cách cầm quyền và nhiều chính sách nên sự thay đổi lớn này sẽ gây nhiều biến động khôn lườn trên bàn cờ chính trị toàn cầu.
Xem tiếp ...