28 thg 3, 2021

QUYỀN DÂN SẼ QUYẾT ĐỊNH QUỐC GIA THỊNH VƯỢNG BỀN VỮNG

 

Lưu Trọng Văn

"Bây giờ tôi không được khỏe lắm, các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành. Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng. "

Gã không thích cách nói đó. Gã thích bác nói toẹt: tôi mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn muốn làm để thực hiện bằng được khát vọng của tôi đó là : Đưa Đất nước thật sự giàu có, văn minh, Đồng bào thương yêu nhau, tử tế với nhau.

Thế thôi, rồi bác vạch ra kế hoạch hành động, những việc mà bác và đảng của bác còn Nợ với Dân quá lâu rồi.

Đó là các món Nợ:

Pháp quyền. Không cho bất cứ tổ chức, đảng phái, cá nhân nào ngồi xổm trên Hiến pháp, Pháp luật.

Đặt Lợi ích của Dân tộc, Quốc gia trên hết, trên bất cứ lợi ích phe nhóm, đảng phái nào và Luật hoá các cam kết trên.

Luật Đất đai thay đổi. Lãnh thổ là sở hữu duy nhất của Toàn Dân. Đẩt đai đa sở hữu: Cá nhân, tập thể, nhà nước.

Dân quyền.

Dân được quyền và có quyền khiếu kiện toà án và được toà án bảo vệ: quyền ăn sạch, quyền uống nước sạch, quyền sử dụng nước sạch, quyền thở không khí sạch, quyền được nghỉ ngơi yên tĩnh, quyền tự do cư trú, đi lại, quyền được bảo vệ an ninh.

Dân chủ.

Thực hiện sớm nhất các điều quy định của Hiến pháp hiện hành về các Luật :Luật thành lập Hội, Luật Biểu tình, Luật Tự do Ngôn luận, Luật Tự do Tôn giáo...

Đảng ngay tại kì Bầu cử Quốc hội này tôn trọng Quyền Dân trong đề cử, ứng cử, bầu cử và cần dành tối thiểu 30% ghế đại biểu của Dân cho Dân.

Thưa bác cả, nếu bác ở lại để thanh toán sòng phẳng các khoản nợ quá hạn này của đảng của bác với Dân thì chắc chắn bác sẽ được tôn vinh là anh hùng Dân tộc. Vì thời đại này việc làm cứu nước đúng nghĩa nhất là dành Niềm tin của Dân.

Đất nước không thể giàu có, văn minh dù cả một trăm năm nữa chứ đừng nói đến 2045, nếu các Quyền cơ bản của Dân không được tôn trọng.

Quyền Dân sẽ quyết định Lòng Dân. Lòng Dân sẽ quyết định sự thịnh vượng bền vững của Quốc gia, Dân tộc.

Chân thành chúc bác sức khoẻ và rất mong một ngày nào đó được là công dân thành tâm tôn vinh bác: Anh hùng Dân tộc.

 


22 thg 6, 2020

DÂN CHỦ-MỘT TRĂM LẺ MỘT CHUYỆN

Gia Ninh Trần


(Thế sự phiếm đàm. Thư giãn cuối tuần. Bài dài đấy, nhưng đừng ngại, càng đọc càng tức. Người viết đã phòng bị, có rổ hứng, mọi phe cứ tha hồ ném đá, nhưng ném cho văn minh nhé)

Dân chủ là một thuật ngữ tốt đẹp cho nhiều người thích tranh luận và cũng chưa bao giờ thống nhất trên cả thế giới này . Chỉ nên biết tằng phân loại theo quyển lực điều hành xã hội thì thể chế dân chủ thuộc nhóm Dân quyền (rule of the people – Democracy:Quyền lực là của dân, tức là Dân chủ), Thống kê 181 nước toàn thế giới có 25 quốc gia Dân chủ đầy đủ (democracy), 53 nước Dân chủ khiếm khuyết (Flawed democracy). Trong danh sách 78 nước này không có tên Việt Nam. Dù thế giới chúng ta có cả một đống mô hình dân chủ ,thì mô hình thành công và không thành công cũng khác nhau, và cũng có nhiều cách để trở thành một quốc gia dân chủ . Chúng ta tạm thừa rằng Dân chủ là tên gọi một thể chế xã hội tốt đẹp ít nhất là hơn thể chế xã hội mà Viêt nam ta đang theo hiện nay. Bài này sẽ không tranh luận về dân chủ mà chỉ bàn về cách để trở thành dân chủ.

21 thg 6, 2020

CHỦ NGHĨA THÂN HỮU ĂN SÂU BÁM RỄ VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHỆCH HƯỚNG

CHỦ NGHĨA THÂN HỮU ĂN SÂU BÁM RỄ
VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHỆCH HƯỚNG


Nguyễn Quang Dy




Hiện nay có nhiều vấn đề phải bàn trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Nhưng có hai vấn đề chính cần tháo gỡ để phát triển bền vững là chủ nghĩa thân hữu ăn sâu bám rễ và đầu tư nước ngoài chệch hướng. Nếu không tháo gỡ vấn đề thân hữu thì chống tham nhũng bất khả thi. Nếu đầu tư nước ngoài không đúng hướng thì khó phát triển bền vững.


Chủ nghĩa tư bản thân hữu


Theo ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương), chủ nghĩa tư bản thân hữu thực chất là sự bành trướng và biến tướng của nhóm lợi ích. Ở Việt Nam, nhóm lợi ích đang chuyển biến dần sang chủ nghĩa tư bản thân hữu. Đây là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và sự tồn vong của chế độ.

13 thg 6, 2020

QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI THÌ THAM NHŨNG CŨNG TUYỆT ĐỐI


(Mênh mông thế sự để gió cuốn đi - Số 93)

Tương Lai

Sự đúc kết tuyệt vời này của một nhà sử học và triết gia người Anh được nhắc đi nhắc lại quá nhiều trong hai thập kỷ vừa qua – trong công luận và trên báo chí truyền thông lề phải lề trái – có cái nguyên cớ thời sự khá cập nhật của cái chủ đề này. Nhưng đó không phải là lý do trực tiếp để chọn mệnh đề triết lý trên làm đầu đề cho bài Mênh mông thế sự số 93 này vì tôi sợ sự nhàm chán.
Ấy vậy mà từ nỗi sợ nhàm chán ấy lại gợi trong tôi một hồi ức: hình như chính cái chủ đề thời thượng này tôi đã viết cách nay gần 15 năm trên báo “Người đại biểu Nhân dân” do Hồ Anh Tài làm Tổng Biên tập đã 
Xem tiếp ...

31 thg 12, 2019

MẤT CÂN BẰNG TRONG KINH TẾ TOÀN CẦU

MẤT CÂN BẰNG TRONG KINH TẾ TOÀN CẦU: 
LÃI XUẤT ÂM (Bài 1)
Đoàn Hưng Quốc
Lãi xuất tại nhiều nước gồm Đức, Nhật, Thụy Điển, Đan Mạch hiện nằm ở mức âm hay gần con số không. Tổng Thống Trump vào tháng 11/2019 lại đòi Mỹ phải hạ tiền lời xuống mức tương đương, trong khi cựu Thống Đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang Alan Greenspan tiên đoán vào tháng 9/2019 rằng Hoa Kỳ rồi cũng sẽ tiến đến lãi xuất âm.
Lãi xuất âm hiểu đơn giản thay vì con nợ trả phân lời để vay mượn như trước đây thì nay chính chủ nợ lại phải đưa tiền năng nỉ cho các nước công nghiệp và dân chúng Âu-Mỹ đi vay. Chủ nợ ở đây gồm cả tư nhân, các quỹ hưu trí và bão hiểm cùng những nước đang mở mang muốn mua nợ công của các nước phát triễn hay cần bỏ tiền tiết kiệm vào các ngân hàng Tây Phương. Chủ nợ cũng lại chính là Ngân Hàng Trung Ương hạ thấp phân lời để thúc giục các ngân hàng con cho vay không lời hay chịu lổ để khuyến khích tư nhân mượn tiền đầu tư hoặc tiêu xài. Một thí dụ là ngân hàng Đan Mạch cho mượn tiền mua nhà với lãi xuất âm 0.5% mỗi năm, có nghĩa nếu mượn 100 đồng thì sau 10 năm chỉ cần trả 95 đồng cho chủ nợ!
Xem tiếp ...


28 thg 12, 2019

THẢM KỊCH CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ

Việt Dương


(Phần 1)


MCT: Các thầy chỉ có hai con đường: Theo hoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó.


(Mai Chí Thọ, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh nói với Hoà thượng Trí Thủ)
--------
LCĐ: “Năm 2007, nhân dịp các anh Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn đi tù về, tôi có dịp ra Hà Nội làm việc, tiện thể ghé thăm các anh. Anh Quân quen ông Từ gác một ngôi cổ tự bên bờ Hồ Tây, nên rủ chúng tôi đến viếng cảnh chùa đêm trăng rằm. Sân chùa vắng lặng, bốn người ngồi đàm đạo thế sự dưới ánh trăng. Khoảng 10 giờ khuya, sư trụ trì chạy xe Honda Wave về, dựng chân chống giữa sân chùa. Ông Từ già nhìn ra bảo “Hắn đi chơi gái mới về đấy”. Ba chúng tôi trố mắt nhìn nhau không hiểu. Ông Từ chậm rãi giải thích, thì ra chú sư ấy, khoảng ngoài 30 tuổi, là sĩ quan an ninh được Giáo hội Phật giáo Việt Nam “thuyên chuyển” về làm trụ trì độ hai năm trước. Khi thấy chúng tôi vẫn ngồi lại, sư thầy ra giữa sân chống nạnh, căng mặt nhìn lườm lườm. Chúng tôi liền đứng lên dọn dẹp đi về. Song không còn kịp, vì sư thầy đã nổi nóng, lớn tiếng văng tục mắng chúng tôi ra rả, với những tiếng ĐM. Ông Từ bực bội, nên mắng lại chú sư: Đồ mất dạy! Chú sư nổi xung thiên, tóm ngay một cây gậy dài, rượt ông Từ già chạy vòng quanh sân, mồm tụng tiếp:

20 thg 12, 2019

ĐỊA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM NHÌN TỪ ĐẠI LỤC Á ÂU: BÀI HỌC NÀO TỪ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN BA CHO HÔM NAY?


Christopher E. Goscha






Minh Toàn dịch


Chống đối kịch liệt sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Đông Dương, những người ủng hộ và bảo vệ cho quan điểm này được xem là "phái chính thống" ở Bắc Mỹ. Họ chỉ trích "chính sách bao vây" của Mỹ và "lý thuyết domino" là những điều bào chữa cho việc tham dự của Washington ở Đông Dương từ năm 1950 [2]. Họ thêm rằng, Việt Nam chưa từng có đủ quan trọng về địa chính trị để biện minh cho việc can thiệp rộng lớn của Hoa Kỳ vào Đông Dương. Lấy cảm hứng từ công trình rất có ảnh hưởng của William Appleman Williams, nhất là cuốn The Tragedy of American Diplomacy (Bi kịch của ngoại giao Mỹ), những người phái "chính thống" tập trung phê bình về việc can thiệp của Mỹ ở Việt Nam vào tham vọng kinh tế đế quốc của Hoa Kỳ. Giống như Williams đã chỉ ra làm thế nào mà những chiến lược của Mỹ nhằm thiết lập quyền bá chủ về kinh tế trên thế giới đã gây ra chiến tranh lạnh (chứ không phải Staline gây ra), những người đồng điệu với ông đã cố gắng chứng tỏ như thế nào mà việc bành trướng của Đế quốc Mỹ đã là nguồn gốc của chiến tranh Việt Nam.
Xem tiếp ...

27 thg 9, 2019

PARIS MỘT THOÁNG





Khi chiếc IL-96 tiếp đất trên phi đạo Charles de Gaulle I, tiếng ồn kinh khủng của những động cơ bắt đầu lịm dần. Hành khách thở phào vì cái máy bay mang nhiều tiếng xấu sau những sự cố hàng không ồn ào rồi cũng lẽo đẽo đến được nơi nó phải đến. Vài hành khách đã nhấp nhổm lấy hành lý, còn tôi thì vẫn cứ ngồi lì mà nhìn quang cảnh chạy ngược chiều. Ờ, thế là Paris rồi đấy, thật là Paris rồi. Nó đang ở trước mặt tôi, cho dù tôi không thể thấy ngay tháp Eiffel biểu tượng. Chỉ có một khoảng trời xanh qua húp lô như ở bất cứ nơi nào .


Từ lâu lắm rồi, tôi hằng ước ao được đến Paris, dù chỉ một lần. Thành phố này vẫy gọi tôi từ thuở còn thơ bằng bức bưu ảnh của anh lính thợ đi Tây gửi về cho cha, ông lão hàng xóm quê tôi. Ông lão đã già, mắt kéo màng, tóc bạc phơ, da nhăn nhúm. Như nhiều người trong làng tôi thời ấy, ông lão không biết viết, chẳng biết đọc. Ông chống gậy qua nhà tôi, tần ngần đứng lâu ở cổng, rồi mới cất giọng khàn khàn gọi “Cậu Hiên ơi, cậu Hiên ời”!. Ông đến nhờ tôi viết bức thư "giả nhời" con trai. Tấm bưu ảnh thật đẹp đã sờn được đặt trước mặt tôi - một quảng trường thênh thang, những người đàn ông và đàn bà xa lạ trong những bộ cánh sang trọng trên nền một giáo đường cổ kính. Tôi bò xoài trên phản gỗ, nắn nót từng chữ trong bức thư viết thay ông già gửi đứa con từ lâu biệt tích. Ông lão đang chết mòn trong cái làng bùn lầy nước đọng. Ông chết mòn không phải vì nghèo, mà vì cô quạnh. Tôi không hình dung bức thư sẽ vượt trùng dương đến tay anh lính thợ bằng cách nào. Từ cái làng nghèo của tôi tới Hà Nội đã xa, đến Paris không biết còn xa đến mấy. Thế mà rồi nó đến đấy, mới lạ chứ, và ông bố tội nghiệp đã hồi sinh khi nhận được tin con. Ông lão trả công viết thuê cho tôi hai xu.

1 thg 6, 2019

TÂM LINH, Ý NGHĨA SỐNG CÒN CỦA NHÂN LOẠI

Đặng Phúc Lai


Một bạn có giữ được một số bản thảo của Đặng Phúc Lai đã quá cố vừa gửi cho tôi một bài viết của anh. Bạn ấy cho biết bài này cũng như nhiều bài viết khác của Đặng Phúc Lai chỉ tồn tại dưới dạng photocopy tản mát trong số bạn bè được anh gửi cho đọc, chứ không một ai sở hữu toàn bộ những gì anh viết. Tôi đưa bài này lên để chiều lòng những bạn muốn được đọc thêm về Đặng Phúc Lai. Tôi, thú thực, không hiểu được bao nhiêu trong lĩnh vực tâm linh được anh Đặng Phúc Lai đề cập trong bài viết này. Xin các bạn quan tâm coi đây là một tài liệu tham khảo.




(phần 1)


Từ một hai thập kỷ nay, "tâm linh" trở thành một từ khá phổ dụng cả trong giới học thức, cả trong giới bình dân. Nguồn gốc: Một là, do người dân, đặc biệt ở miền Bắc "xã hội chủ nghĩa" được thông tin nhiều về những hiện tượng lạ, trước đây được xem một cách sơ lược chủ nghĩa nếu không muốn nói là ngu dân chủ nghĩa là mê tín , dị đoan hoặc lạc hậu, lỗi thời; Hai là, ngay trong lòng quốc nội, ngày càng có nhiều "người thật việc thật" chứng minh cho cái mà cả người học thức lẫn quảng đại dân chúng gọi một cách dễ dãi là "ngoại cảm".

CÃI VỚI ÔNG THỦ TƯỚNG NGƯỜI XỨ CÃI

Nguyễn Văn Chiến

Ngày 17.5.2019 là “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam” và nhân dịp này ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết bài "Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam" đăng tải trên nhiều tờ báo nhà nước . [1]


Ông Nguyễn Xuân Phúc (NXP) là người Quảng Nam “hay cãi” nhưng tôi cũng liều mình một phen để… cãi với người đất cãi. Để tiện bề đối đáp tôi xin chia bài ông ra từng phần nhỏ và mạn phép in nghiêng những điểm cần lưu ý. Tôi cũng xin bỏ qua những phần dài lê thê và đều đều giọng văn nghị quyết, chỉ nói để mà nói , không đáng để cãi.


Tôi xin đi thẳng vào bài

BÁO ĐỘNG NGUY CƠ MẤT AN TOÀN THÔNG TIN QUỐC GIA NHÌN TỪ VỤ ÁN CÔNG TY NHẬT CƯỜNG

Đại tá Lê Thế Mẫu
VietTimes -- Trong tuần qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu của Bộ Công an đã ra quyết định truy nã toàn quốc đối với bị can Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Sau khi hoàn thiện thủ tục cần thiết, Bùi Quang Huy sẽ bị đề nghị Interpol truy nã quốc tế. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bởi các sản phẩm của Nhật Cường software đã và đang được áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến cho Hà Nội với tỷ lệ khá cao.
Chủ quyền trong kỷ nguyên thông tin và kinh tế số
Các sự kiện nóng đang diễn ra trên thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, các biến động chính trị-xã hội, các vụ đột nhập từ mạng thông tin vào các kho dữ liệu tối mật của các quốc gia, các vụ tai tiếng thế giới liên quan tới mạng Internet v.v... đang đặt ra vấn đề rất cấp thiết là làm thế nào để bảo vệ được chủ quyền quốc gia trong thời đại thông tin và kinh tế số.

Xem tiếp ... 

20 thg 5, 2019

ÔNG TRỌNG TÁI XUẤT, NHƯNG CÒN SỐNG HAY ĐÃ CHẾT?

Bùi Quang V Ơ m


Xin hãy xem bài viết dưới đây như một tấn kịch giả tưởng mà các nhân vật đều được tác giả rút ra từ thực tế sân khấu chính trường đương đại Việt Nam. Biết đâu sự xô đẩy của những quan hệ nhân quả không thể ngờ lại làm phát lộ một đôi phần sự thật. BVN trân trọng đăng nhưng không can dự vào lôgic tư duy của tác giả.

Bauxite Việt Nam

Đây hình nh ư l à c â u h i c a t t c nh ng ng ườ i quan t â m t i s ki n ch í nh tr c trong nước ln ngoài nước, c ca ng ườ i Vi t l n nh ng ng ườ i ngo i qu c.

Nh ư ng c â u tr l i thì v n ch ư a c ó , v à ch c ch n s kh ô ng c ó , v ì sau khi t á i xu â t hi n ng à y 14/5, m c d ù , ng ườ i ta th y r õ r à ng l à ông chưa chết, nhưng còn sng hay không th ì không ai tr li được, vì nhiu l ý do: