29 thg 7, 2017

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

Lê Minh Nghĩa
Ông Lê Minh Nghĩa (1926-2005) người thôn Đại Mão - xã Hoài Thượng - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh, từng bị bắt vào năm 1967 trong vụ án xét lại - chống Đảng, khi đang là Đại tá, Chánh văn phòng Bộ quốc phòng. Bài viết dưới đây được ông trình bày với tư cách cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ tại "Hội thảo mùa hè về phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp biển Đông" diễn ra ở New York - Mỹ trong 2 ngày 15 và 16-7-1998.
Bauxite Việt Nam

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỉ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau Chiến tranh thế giới thứ haì, Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên hợp quốc về vấn đề này.

27 thg 7, 2017

VÌ LỊCH SỬ VÀ CÔNG LÝ, CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ.
Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Bí thư thứ nhất Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960
Đoàn đại biểu Đảng Lao Động Việt Nam (ĐCSVN) do Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh cùng với Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn và các ủy viên Bộ Chính trị Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh tham dự đã ký vào bản Tuyên bố chung Hội nghị trên. Đường lối mới này đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kịch liệt lên án, gọi là “Chủ nghĩa xét lại hiện đại”.
Sự thay đổi trong nhận định về quan hệ quốc tế đã phân hoá nội bộ một số đảng cộng sản. Trong ĐCSVN cũng xuất hiện hai luồng quan điểm khác nhau. Một bên ủng hộ “cùng tồn tại trong hoà bình”, phản đối đường lối giáo điều tả khuynh của ĐCSTQ, chủ trương hòa bình thống nhất đất nước, phát triển kinh tế đa thành phần.
Bên kia, theo đường lối của ĐCSTQ, chủ trương chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại”, duy trì xã hội chuyên chính phi dân chủ, đẩy mạnh cải cách xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế kinh tế thị trường, kiên định chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực.

26 thg 7, 2017

BỎ ĐẢNG VÌ E TỘI "CÕNG RẮN"!

Hà Sĩ Phu

Đánh giá Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam cận-hiện đại là một vấn đề bức bách nhưng đến nay vẫn còn nan giải do có nhiều mảng tối chưa được rọi sáng bằng các tài liệu gốc hoặc khả tín. Mời bạn đọc tham khảo ý kiến của học giả Hà Sĩ Phu, người nung nấu từ nhiều năm nay về vấn đề này nhằm tìm một lời đáp khả dĩ quy tụ được đại bộ phận dân tộc Việt đi nhanh tới tự do, dân chủ và dứt khoát đứng vững trên quan điểm độc lập, tự chủ để xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần.

Bauxite Việt Nam


Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm

tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một "thần tượng" cứu nước mà vô tình hóa ra… "cõng rắn cắn gà nhà", hoặc ít ra cũng là "rước rắn vào nhà", thì không có lí do gì một người Việt Nam yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).

QUÂN ĐỘI VÀ SỰ TRUNG THÀNH

Lê Tuấn Huy
Trong 7 điểm tại Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, nhóm 72 nhân sĩ có "yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam".
Nhiều bài báo xem việc không giữ quan điểm như dự thảo sửa đổi Hiến pháp[1]là muốn phi chính trị và trung lập hóa quân đội, là phản động, và sẽ khiến suy yếu sức chiến đấu của quân đội[2].
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói rằng không đề cập việc phi chính trị hóa quân đội, mà vấn đề là ở chỗ quân đội phải trung thành với Tổ quốc (và Nhân dân) chứ không phải là hiến định quân đội trung thành với Đảng. Ông Bùi Đức Lại cũng cho rằng ai đấy nói "không ghi các lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng là phi chính trị hoá", là đang chụp mũ cả Hồ Chí Minh.

16 thg 7, 2017

TƯ HỮU HÓA Ở NGA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT GIAI CẤP ĐẦU SỎ TƯ BẢN

Cédric Durand
(Bản dịch của ĐẶNG Đình Cung, Kỹ sư tư vấn)
Lời nói đầu của người dịch
Đầu năm, một bà thứ trưởng Bộ Công thương bị khiển trách vì đã bổ nhiệm một cán bộ trái với quy định. Trong khi điều tra được tiến hành thì lòi ra chuyện tài sản của gia đình bà khoảng 700 tỷ đồng, một phần ba giá trị của một công ty mà khi xưa bà đã có trách nhiệm trong việc thực hiện cổ phần hoá. Cơ quan kiểm tra chưa đưa ra kết luận, nhưng theo báo chí trong nước kể lại thì chuyện này tương tự như những gì đã xảy ra cách đây một phần tư thế kỷ khi chính phủ Nga hậu Xô viết tư hữu hoá ồ ạt: trong một môi trường tham nhũng thối nát, Nhà nước Nga nợ nần đã phải bán tháo các xí nghiệp của mình cho tư bản mại bản để trả lương cho công chức và cho người nghỉ hưu.
Để học kinh nghiệm của một quốc gia trước kia chúng ta đã lấy làm kiểu mẫu, chúng tôi đã dịch và xin giới thiệu quý bạn đọc bài
Les privatisations en Russie et la naissance d’un capitalisme oligarchique
(Tư hữu hoá ở Nga và sự ra đời của một giai cấp đầu sỏ tư bản)
của tiến sĩ Cédric Durand đăng trên trạm của tổ chức nghiên cứu (think tank) Gabriel Peri thuộc Đảng Cộng sản Pháp.
Xem tiếp ...

TỔNG CỤC II VÀ VỤ ÁN TRỊNH VĨNH BÌNH

Theo Đàn Chim Việt
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình lại tiếp tục được khởi động trở lại tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris hứa hẹn nhiều kịch tính, Dân Luận xin được giới thiệu tới bạn đọc một bài viết cách đây đã 12 năm được phổ biến trên trang Đàn Chim Việt để mọi người có thêm một góc nhìn về vai trò của Tổng cục II trong vụ án Kinh Tế này, từ vụ kiện 100,000,000 USD năm xưa giờ đã lên tới 1 tỉ USD, theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể nó sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tạo bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt.

Gần đây [2005], việc ông Trịnh Vĩnh Bình thưa kiện Chính phủ Việt Nam ra một Tòa án Quốc tế đã làm xôn xao dư luận ở Hải ngoại. Vụ kiện này là một vụ án chưa từng có trong lịch sử Việt Nam và có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là số tiền bồi thường quá lớn đối với một đất nước nghèo khó như Việt Nam:

Lưu Hiểu Ba và hành trình đi tìm dân chủ tại Trung Quốc

LS Nguyễn Văn Thân
Ông Lưu Hiểu Ba - người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Trung Quốc qua đời - vào ngày 13/7 vừa qua. Hồi cuối tháng trước, truyền thông quốc tế loan tin là ông đã được đưa ra khỏi tù vào bệnh viện vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ ông, bà Lưu Hà cho biết bệnh ông đã nặng đến mức không chữa trị được. Và đúng với bản chất độc ác của chế độ cộng sản, ông vẫn bị quản thúc trong bệnh viện. Ngoài vợ ông ra, thân nhân hoặc bạn bè không dễ dàng vào thăm viếng vì họ sẽ ''được công an hỏi thăm sức khoẻ'' nếu có ý định đó.
Lưu Hiểu Ba sinh năm 1955 trong một gia đình trí thức. Ông đậu bằng Cử nhân Văn Khoa và Thạc sĩ từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giảng viên tại đây và lấy bằng tiến sĩ vào năm 1988. Ông cũng được mời thỉnh giảng tại một vài trường đại học nước ngoài như Đại học Columbia, Oslo và Hawaii.

7 thg 7, 2017

KHẠC CHẲNG RA CHO, NUỐT CHẲNG VÀO (MÊNH MÔNG THẾ SỰ ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI, SỐ 5)

Tương Lai
Nuốt cái gì? Cái “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nuốt chẳng vào cái này vì nó ôi thiu quá rồi. Cái mô hình giáo điều học mót của Liên Xô khiến cho đất nước tụt hậu đau đớn hơn bốn thập kỷ, gây nên cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa kéo dài đang đứng bên bờ vực, cần khạc ra lắm rồi! Song, khạc chẳng ra cho vì nó bám rễ vào tận lục phủ ngũ tạng gần hai phần ba thế kỷ. Nhưng đó chưa phải là cái vướng mắc chính. Mà là, nếu khạc nó ra rồi thì lấy gì làm bình phong che đậy mọi toan tính nhằm giữ bằng được cái ghế quyền lực?

5 thg 7, 2017

VỀ MỘT QUYỂN SÁCH LẠ

Nguyễn Đình Cống
Đó là quyển: ”THE GRAND FAILURE- The Birth and Death of Communism in the Twentieth Century“, tác giả là Zbigniew Brzezinski, viết xong vào tháng 8 năm 1988, xuất bản ở New York đầu năm 1989. Bản dich ra tiếng Việt là: THẤT BẠI LỚN - Sự ra đời và cái chết của chủ nghĩa cộng sản (CNCS) trong thế kỷ XX. Sách do Viện Thông tin Khoa học xã hội phát hành. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phạm Khiêm Ích. Những người dịch gồm: Phan Ngọc, Bùi Đình Thanh, Chu Khắc, Chu Đình Long, Ngô Thế Phúc. Đầu tiên sách chỉ mới được gửi đến một vài cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm nghiên cứu. Năm 1992 in 500 cuốn, không phát hành, ghi là Tài liệu phục vụ nghiên cứu, mật, không phổ biến. Mỗi cuốn được đánh số từ 001 đến 500, gửi cho ai quyển nào phải theo đúng danh sách. Trong bài “Hưởng ứng giải Búa Liềm Vàng” tôi có viết rằng ông Phan Diễn đã đặt 210 cuốn để phát cho các ủy viên BCH TƯ khóa VII. Tôi không thuộc loại được nhận sách theo tiêu chuẩn, gần đây, do vô tình kiếm được 1 cuốn rồi tìm hiểu qua một số người mà biết chuyện. Đối với nhiều người đây là cuốn sách lạ, tôi xin viết vài lời về nó.

Với mạng xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, bất chấp bị đàn áp thẳng tay

Julia Wallace – The New York Times, 2/7/2017

La Hồng dịch


HÀ NỘI, Việt Nam – Một blogger nổi tiếng và là nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam đã bị kết án 10 năm tù tuần trước vì tội đe dọa an ninh quốc gia, trong đó có tội tuyên truyền chống nhà nước trên mạng xã hội.


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến với biệt danh trên mạng Mẹ Nấm, đã bị giam giữ không liên lạc được từ lúc bà bị bắt vào tháng Mười, và việc tham dự phiên tòa xét xử bà đã bị kiểm soát chặt chẽ.